Nguyên nhân Nhôm bị bị oxi hóa và cách tẩy nhôm bị oxi hóa vô cùng đơn giản

Nhôm, vật liệu kim loại phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, từ vật dụng nhà bếp đến các chi tiết công nghiệp, luôn mang đến sự tiện lợi và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhôm cũng có "kẻ thù" thầm lặng mang tên oxi hóa khiến chúng mất thẩm mỹ, giảm độ bền và tính ứng dụng. Trong bài viết này hãy cùng Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp khám phá các cách tẩy nhôm bị oxi hóa và giữ cho vật dụng nhôm luôn sáng đẹp bền lâu!

Mục lục

Nguyên nhân nhôm bị oxi hóa

Nhôm vốn sở hữu một lớp oxit trên bề mặt, đóng vai trò bảo vệ kim loại khỏi sự tấn công của oxy trong không khí. Lớp oxit này cực kỳ mỏng nhưng lại có khả năng chống ăn mòn hiệu quả, giúp nhôm luôn bền bỉ theo thời gian. Tuy nhiên, lớp oxit này vẫn bị oxi hóa bởi các nguyên nhân sau:

  • Bảo quản trong môi trường ẩm ướt: Khi tiếp xúc với oxy trong thời gian dài, đặc biệt là môi trường ẩm ướt, lớp oxit ban đầu có thể bị phá vỡ, tạo điều kiện cho oxy xâm nhập và phản ứng hóa học với nhôm, hình thành lớp oxit dày hơn, trắng đục và sần sùi.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Một số hóa chất như muối, axit, kiềm, chất tẩy rửa mạnh,... có thể phá hủy lớp oxit bảo vệ, khiến nhôm dễ bị oxi hóa hơn.
  • Môi trường khắc nghiệt: Khi nhôm tiếp xúc với môi trường nước biển, môi trường có nhiệt độ cao hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là những tác nhân khiến quá trình oxi hóa nhôm diễn ra nhanh hơn.
  • Bảo quản không đúng cách: Để các vật dụng, thiết bị nhôm ở nơi ẩm ướt, thiếu thông gió hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ oxi hóa.

nguyen nhan nhom bi oxi hoa

Hậu quả đáng lo ngại khi nhôm bị oxi hóa

Tình trạng nhôm bị oxi hóa không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đáng lo ngại cụ thể gồm những hậu quả sau:

  • Giảm tuổi thọ vật dụng: Lớp oxit dày cộm có thể khiến các khớp nối bị kẹt, rít, giảm độ bền và tuổi thọ của vật dụng nhôm.
  • Gây hại cho sức khỏe: Khi tiếp xúc với thực phẩm, lớp oxit có thể bong tróc, lẫn vào thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
  • Mất đi tính thẩm mỹ: Vẻ ngoài trắng đục, sần sùi của nhôm oxi hóa khiến vật dụng trở nên mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Dấu hiệu nhận biết nhôm bị oxi hóa

Nhận biết sớm các dấu hiệu nhôm bị oxi hóa là điều quan trọng để bạn có thể xử lý kịp thời trình trạng oxy hóa và tránh gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp, độ bền và sức khỏe. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết nhôm bị oxi hóa mà bạn nên biết để kịp thời phát hiện:

Bề mặt xuất hiện lớp trắng đục hoặc màu xám

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng nhôm bị oxi hóa. Lớp oxit ban đầu trên bề mặt nhôm thường có màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu xám nếu lớp bị oxy hóa. Lớp oxy hóa này có thể xuất hiện trên toàn bộ bề mặt nhôm hoặc chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định.

Bề mặt trở nhôm trở nên sần sùi, không còn sáng bóng

Khác với bề mặt nhôm sáng bóng tự nhiên khi nhôm bị oxi hóa bề mặt sẽ trở nên sần sùi, mất đi vẻ bề ngoài sáng bóng và mịn màng. Bởi khi bị oxy hóa, lớp oxit trở nên dày cộm khiến bề mặt nhôm gồ ghề, không bằng phẳng.

dau hieu nhom bi oxi hoa

Các bộ phận nhôm bị kẹt, rít

Các bộ phận làm bằng nhôm khi bị oxy hóa thì lớp oxit dày có thể khiến các khớp nối, bản lề và các bộ phận chuyển động của vật dụng nhôm bị kẹt, rít, gây khó khăn trong sử dụng. Khi sử dụng bạn có thể nhận thấy được nên có thể dựa vào đây để kiểm tra xem bộ phận bằng nhôm này có đang bị oxy hóa hay không.

Xuất hiện các vết ố vàng hoặc đen

Trong một số trường hợp, khi nhôm bị oxi hóa sẽ xuất hiện các vết ố vàng hoặc đen bởi tác động của các hóa chất hoặc môi trường. Lúc này, bạn cần kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hướng dẫn cách tẩy nhôm bị oxi hóa

Có rất nhiều cách để tẩy nhôm bị oxi hóa hiệu quả tùy vào từng trường hợp, bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân. Dưới đây là các cách tẩy nhôm bị oxi hóa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng những nguyên liệu tự nhiên là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện để tẩy nhôm bị oxi hóa hiệu quả, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Dưới đây là các nguyên liệu tự nhiên bạn có thể sử dụng để tẩy nhôm bị oxy hóa:

  • Chanh: Bạn hãy cắt đôi quả chanh, chà xát lên bề mặt nhôm bị oxi hóa, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Axit citric chứa trong chanh tươi có khả năng hòa tan lớp oxit, giúp lấy lại độ sáng bóng cho nhôm.
  • Giấm: Bạn hãy pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó đem ngâm vật dụng nhôm bị oxi hóa trong dung dịch 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước. Axit axetic trong giấm cũng có tác dụng tương tự như axit citric trong chanh đều có khả năng hòa tan lớp oxit, giúp lấy lại độ sáng bóng cho nhôm.
  • Baking soda: Bạn hãy trộn baking soda với nước thành hỗn hợp sệt, thoa lên bề mặt nhôm bị oxi hóa, chà nhẹ rồi rửa sạch lại với nước. Baking soda có khả năng ăn mòn nhẹ, giúp loại bỏ lớp oxit mà không làm gây tổn hại đến bề mặt nhôm.

Huong dan cach tay nhom bi oxi hoa

Sử dụng hóa chất tẩy rửa

Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa để tẩy nhôm bị oxy hóa. Các chất tẩy rửa chuyên biệt này có khả năng tẩy rửa hiệu quả lớp oxit trên bề mặt nhôm mà không gây hại cho bề mặt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa kem đánh răng lên bàn chải, sau đó chà nhẹ lên bề mặt nhôm bị oxi hóa, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Do kem đánh răng có chứa chất mài mòn nhẹ và chất làm bóng nên sẽ giúp loại bỏ lớp oxit và trả lại độ sáng bóng cho nhôm hiệu quả.

Sử dụng nước sôi

Phương pháp cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là sử dụng nước đun sôi.  Nước sôi có thể giúp làm mềm lớp oxit, giúp cho việc tẩy rửa dễ dàng hơn. Bạn cần đun sôi nước, sau đó đem ngâm vật dụng nhôm đã bị oxi hóa trong nước sôi trong vài phút. Tiếp theo, bạn mang vật dụng đi rửa sạch bằng nước.

Các phương pháp phòng ngừa nhôm bị oxi hóa hiệu quả

Để hạn chế tối đa tình trạng nhôm bị oxi hóa, bạn cần bảo quản các vật dụng bằng nhôm theo cách sau:

  • Sử dụng các vật dụng bằng nhôm có lớp phủ chống dính hoặc chất liệu chống oxy hóa để giảm thiểu tác động của oxy hóa lên bề mặt gây mất thẩm mỹ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sau khi sử dụng cần rửa sạch và lau khô trước khi cất giữ.
  • Vệ sinh vật dụng định kỳ bằng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm, baking soda để loại bỏ lớp oxit mỏng mới hình thành, giúp bề mặt vật dụng luôn sáng bóng, mịn màng.

Với những biện pháp phòng ngừa đơn giản trên, bạn có thể giữ cho đồ dùng nhôm của mình luôn sáng bóng và bền đẹp trong thời gian dài.

Phía trên là toàn bộ cách tẩy nhôm bị oxy hóa mà Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ các vật dụng bằng nhôm của mình tránh bị oxy hóa, luôn bền đẹp theo thời gian. Đừng quên theo dõi trang website của Hoàng Ngọc Điệp để có thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP

Địa chỉ: 20/9/16/1, Kp 2, Phường Hố Nai, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0907 824 888 - 0963 799 813 - 0988 922 622 - 0975 739 996
Website: https://hoangngocdiep.vn/
E-mail: phelieuhoangngocdiep@gmail.com
Cập nhật lần cuối 04/09/2024 bởi Phạm Thị Thanh Hoàng trong Kiến thức kim loại vào 09/08/2024
Phạm Thị Thanh Hoàng
Phạm Thị Thanh Hoàng

Giám đốc - Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Ngọc Diệp

Là Giám đốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Ngọc Diệp chuyên thu mua các loại phế liệu trên cả nước, với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ thu mua phế liệu uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi điện