Biết được trọng lượng của đồng giúp quá trình sản xuất, xây dựng và ứng dụng diễn ra an toàn, hiệu quả. Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp chia sẻ đến khách hàng công thức tính trọng lượng kim loại đồng chính xác nhất. Bạn chỉ cần dựa vào công thức để tính toán trọng lượng của đồng một cách đơn giản, nhanh chóng.
Công thức tính trọng lượng Đồng tròn đặc
Để tính trọng lượng của một thanh đồng tròn đặc, bạn áp dụng công thức dưới đây:
Trọng lượng (N) = Thể tích (m³) x Khối lượng riêng của đồng (kg/m³) x gia tốc trọng trường (m/s²) (1)
Với thành đồng hình trụ, thể tích sẽ được tính như sau:
Thể tích (m³) = π x (Bán kính)² x Chiều dài (2)
Kết hợp công thức (1) và (2), ta có công thức tính trọng lượng đồng tròn đặc cụ thể như sau:
Trọng lượng (N) = π x (Bán kính)² x Chiều dài x Khối lượng riêng của đồng x 10
Trong đó:
- π: Số Pi, xấp xỉ bằng 3.14
- Bán kính: Bán kính của thanh đồng tròn đặc (m)
- Chiều dài: Chiều dài của thanh đồng (m)
- Gia tốc trọng trường: Thường được làm tròn bằng 10 (m/s²)
- Khối lượng riêng của đồng: 8.960 kg/m³ (đồng nguyên chất hay còn gọi là đồng đỏ) hoặc 8.700 kg/m³ (đồng thau).
Ví dụ:
Giả sử bạn có một thanh đồng đỏ tròn đặc với: Bán kính: 2cm = 0.02m, chiều dài: 50cm = 0.5m. Trọng lượng của thanh đồng sẽ là:
Trọng lượng = 3.14 x (0.02)² x 0.5 x 8,960 x 10 ≈ 56.3N
Cũng với các chỉ số bán kính, chiều dài như trên, công thức tính trọng lượng đồng thau tròn đặc sẽ là:
Trọng lượng = 3.14 x (0.02)² x 0.5 x 8700 x 10 ≈ 54.7N
Công thức tính trọng lượng Đồng tấm
Để biết trọng lượng của một tấm đồng là bao nhiêu, bạn áp dụng công thức dưới đây:
Trọng lượng (N) = Thể tích (m³) x Khối lượng riêng của đồng (kg/m³) x Gia tốc trọng trường (m/s²) (3)
Thông thường, đồng tấm thường có hình hộp chữ nhật nên thể tích sẽ được tính như sau:
Thể tích (m³) = Chiều dài x Chiều rộng x Độ dày (4)
Kết hợp cả hai công thức (3) và (4), ta có công thức tính trọng lượng đồng tấm cụ thể:
Trọng lượng (N) = Chiều dài x Chiều rộng x Độ dày x Khối lượng riêng của đồng x 10
Trong đó:
- Chiều dài, chiều rộng, độ dày: Đo bằng mét (m)
- Gia tốc trọng trường: Thường được làm tròn bằng 10 (m/s²)
- Khối lượng riêng của đồng: 8.960 kg/m³ (đồng nguyên chất hay còn gọi là đồng đỏ) hoặc 8.700 kg/m³ (đồng thau).
Ví dụ: Bạn có một tấm đồng đỏ với chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm, dày 2mm. Trọng lượng của tấm đồng sẽ bằng:
Trọng lượng = 0.5m x 0.3m x 0.002m x 8960 kg/m³ x 10 = 26.88N
Nếu là tấm đồng thau thì trọng lượng sẽ là:
Trọng lượng = 0.5m x 0.3m x 0.002m x 8700 kg/m³ x 10 = 26.1N
Trên đây là công thức tính trọng lượng kim loại đồng đảm bảo chính xác mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, trước khi tính toán cần lưu ý quy đổi các đơn vị đo một cách thống nhất và xác định khối lượng riêng của từng loại đồng để cho kết quả tính toán đúng nhất.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP