Đồng phế liệu là gì? Nguồn gốc, phân loại và tầm quan trọng của chúng

Kim loại đồng xuất hiện phổ biến trong cuộc sống từ những vật dụng quen thuộc như dây điện, công tơ điện,...Tuy nhiên không phải ai cũng biết Nguồn gốc của chúng đến từ đâu và chúng được phân loại như thế nào. Với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thu gom và xử lý, tái chế phế liệu, Hoàng Ngọc Diệp sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về kim loại có giá trị kinh tế cao này.

Mục lục

Đồng phế liệu là gì?

Dây đồng phế liệu

Tấm đồng phế liệu

Đồng phế liệu là những vật liệu, sản phẩm, đồ vật có chứa đồng đã qua sử dụng và không còn giá trị sử dụng ban đầu. Đồng phế liệu được thu gom để tái chế hoặc xử lý. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy chúng trong dây điện, dây cáp, dây điện thoại, tay nắm cửa, bản lề, khóa cửa, máy tính, điện thoại, tivi, máy móc, thiết bị công nghiệp,...

Đồng phế liệu có giá trị kinh tế cao do đồng là kim loại có giá trị và có thể tái chế được. Giá đồng phế liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đồng, chất lượng đồng, khối lượng đồng và biến động của thị trường.

Nguồn gốc đồng phế liệu

Cuộn dây đồng cũ hỏng

Đồng trong dây diện

Đồng phế liệu có nguồn gốc vô cùng đa dạng, trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng có thể bắt gặp được phế liệu đồng. Đồng phế liệu có thể là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đồng, trong các ngành như ngành điện tử, ô tô, điện lạnh và công nghiệp xây dựng,...

Đồng phế liệu cũng được thu thập từ các thiết bị điện tử không còn sử dụng được, như máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim,...Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy đồng phế liệu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như đồ gia dụng, đồ trang sức, vật liệu nội thất,...Những nguồn này đều cung cấp đa dạng đồng phế liệu. Dựa vào những nguồn này bạn có thể thu gom và tái chế để tái sử dụng và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường từ việc khai thác đồng mới.

Phân loại đồng phế liệu

Để việc thu gom, tái chế và xử lý được hiệu quả, đồng phế liệu được phân loại theo nhiều tiêu chí: nguồn gốc, hàm lượng đồng, hình dạng và độ tinh khiết.

Phân loại theo nguồn gốc

Phế liệu đồng có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng một cách phổ biến là phân loại theo nguồn gốc. Phân loại này giúp ích cho việc thu gom, tái chế và xử lý phế liệu đồng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số loại phế liệu đồng phổ biến được phân loại theo nguồn gốc:

  • Đồng phế liệu công nghiệp: là loại phế liệu thải ra trong quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp gồm các mạt, dăm, vụn đồng phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ đồng như dây điện, cáp, ống, tấm.
  • Đồng phế liệu dân dụng: là loại phế liệu thải từ các hộ gia đình, khu dân cư điển hình như các dụng cụ nấu nướng, đồ trang trí, thiết bị vệ sinh,...được làm từ đồng hoặc hợp kim đồng.
  • Đồng phế liệu xây dựng: loại phế liệu này bao gồm các ống nước, dây điện, mái nhà, và các bộ phận kim loại khác từ các công trình xây dựng và phá dỡ.

Phân loại theo hàm lượng đồng

Đồng đỏ

Thanh đồng, ống đồng

Đây phương pháp phân loại đồng phế liệu phổ biến thường được nhiều người lựa chọn sử dụng để đánh giá chất lượng đồng. Dưới đây là chi tiết các loại phế liệu đồng phân loại theo hàm lượng:

  • Đồng đỏ: Đây là loại phế liệu đồng có hàm lượng đồng cao nhất, thường trên 99,9%. Đồng đỏ thường có màu đỏ cam sáng, bóng mịn, dẻo dai, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Loại phế liệu này thường được thu được từ các thiết bị điện tử, dây điện, ống nước và đồ trang sức không còn sử dụng được.
  • Đồng cáp: Là loại đồng có hàm lượng đồng tinh khiết ≥ 99.5% chỉ đứng sau đồng đỏ. Chúng được tìm thấy trong dây hoặc cáp điện làm từ đồng nguyên chất hoặc hợp kim đồng với hàm lượng đồng cao.
  • Đồng thau: Loại phế liệu này có hàm lượng đồng từ 80% - 95%, thường bị pha trộn với các kim loại khác như kẽm, thiếc, chì. Đồng thau có màu nâu vàng, cứng, chịu tải, chống ma sát tốt. Loại đồng này thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng như ổ khóa, van nước, chuông...
  • Đồng thanh: Loại phế liệu này có hàm lượng đồng từ 55% - 95%, còn lại là kẽm và các tạp chất khác. Đồng thanh thường có màu vàng, độ cứng cao hơn đồng nguyên chất, dễ gia công cùng khả năng chống ăn mòn tốt.

Phân loại theo độ tinh khiết

Phương pháp phân loại này dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) của đồng nguyên chất so với tổng khối lượng của mẫu phế liệu. Dựa trên độ tinh khiết, phế liệu đồng được chia thành các loại sau:

  • Phế liệu đồng loại 1: Đây là loại phế liệu đồng có độ tinh khiết cao nhất. Loại phế liệu này thường được tìm thấy trong các thiết bị điện tử, dây điện hay trong các bộ phận của máy móc.
  • Phế liệu đồng loại 2: Loại phế liệu này có độ tinh khiết dao động từ 95% đến 98%. Nó được tìm thấy trong dây điện, ổ cắm, công tắc, và các thiết bị điện khác bằng đồng đã qua sử dụng.
  • Phế liệu đồng loại 3: Loại phế liệu này có độ tinh khiết thấp hơn loại 1 và loại 2, dao động từ 90% đến 95%. Loại phế liệu này gồm dăm bào và vụn đồng từ quá trình gia công cơ khí, dập, đúc, hàn,...hay trong mái nhà và máng xối bằng đồng cũ.

Phân loại theo hình dạng

Miếng đồng

Dây đồng

Đây phương pháp phổ biến để dễ dàng thu gom, vận chuyển, và xử lý phế liệu. Dựa trên hình dạng, phế liệu đồng sẽ được chia thành các loại chính sau:

  • Dây đồng: Loại phế liệu này bao gồm các loại dây điện, cáp điện, dây quấn động cơ... Phế liệu đồng ở trạng thái này thường được làm từ đồng đỏ hoặc đồng thau nên có độ tinh khiết cao và dễ dàng trong quá trình tái chế.
  • Miếng đồng: Loại phế liệu này bao gồm các tấm đồng, tấm đồng, thanh đồng...Dạng phế liệu này thường được sử dụng trong các ứng dụng trong cuộc sống như xây dựng, sản xuất đồ gia dụng và sản xuất các thiết bị điện tử.
  • Mạt đồng: Loại phế liệu này ở dạng các vụn, bột đồng nhỏ.... Chúng được tạo ra từ quá trình gia công hoặc chế tạo các sản phẩm từ đồng.
  • Đồng cháy: Loại phế liệu này sẽ bao gồm các phế liệu đồng đã bị cháy hoặc đã bị oxy hóa. Trong tất cả các loại phế liệu đồng thì phế liệu đồng cháy thường có giá trị thấp hơn so với các loại phế liệu đồng khác do quá trình tái chế khó khăn hơn.

Tầm quan trọng của đồng phế liệu

Đồng phế liệu đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, môi trường và xã hội. Tái chế đồng phế liệu giúp giảm nhu cầu khai thác quặng đồng mới, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động môi trường.

Không chỉ vậy, tái chế đồng còn giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với việc khai thác và sản xuất đồng mới trong khi đó đồng là nguyên liệu có thể được tái chế nhiều lần mà không làm giảm đi chất lượng. Quá trình tái chế đồng phế liệu giúp giảm nhu cầu khai thác quặng đồng mới, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động môi trường. Bên cạnh đó, nó còn góp phần tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần xây dựng một xã hội bền vững.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp đồng phế liệu là gì. Hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại phế liệu này. Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ cho Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp để hỗ trợ sớm nhất!

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP

Địa chỉ: 20/9/16/1, Kp 2, Phường Hố Nai, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0907 824 888 - 0963 799 813 - 0988 922 622 - 0975 739 996
Website: https://hoangngocdiep.vn/
E-mail: phelieuhoangngocdiep@gmail.com
Cập nhật lần cuối 04/09/2024 bởi Phạm Thị Thanh Hoàng trong Kiến thức về phế liệu vào 19/06/2024
Phạm Thị Thanh Hoàng
Phạm Thị Thanh Hoàng

Giám đốc - Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Ngọc Diệp

Là Giám đốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Ngọc Diệp chuyên thu mua các loại phế liệu trên cả nước, với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ thu mua phế liệu uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi điện