Nhôm và sắt đều là kim loại có một số đặc tính vậy lý, hoá học tương tự nhau. Tuy nhiên, nhôm có khả năng chống oxy hoá rất tốt, còn sắt lại rất dễ bị rỉ sét, ăn mòn. Vậy vì sao nhôm không bị gỉ sét như sắt? Phế Liệu Hoàng Ngọc Diệp sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này để biết ứng dụng nhôm vào từng ngành nghề, lĩnh vực một cách hiệu quả, tối ưu.
Tại sao nhôm không bị gỉ sét như kim loại sắt?
Hiện tượng sắt bị gỉ sét là do khi tiếp xúc với không khí ẩm, kim loại này bị oxi hoá tạo thành gỉ sắt. Lớp gỉ sắt này có tính chất xốp, dễ bong tróc, khiến kim loại bị ăn mòn, làm giảm độ bền, độ cứng của vật liệu.
Khác với sắt, khi nhôm tiếp xúc với không khí cũng bị oxy hoá nhưng sẽ tạo thành một lớp oxit nhôm (Al₂O₃) phía bên ngoài rất đặc biệt. Lớp oxit nhôm này có những đặc tính nổi bật như:
- Lớp oxit khá mỏng nhưng rất cứng, bám chặt vào bề mặt của kim loại nhôm. Từ đó, tạo nên một lớp màng bảo vệ vững chãi, giúp nhôm không bị oxy hoá, ăn mòn.
- Oxit nhôm có tính chất chất trơ về mặt hoá học. Nó hoàn toàn không bị phá huỷ bởi những yếu tố từ môi trường như không khí, độ ẩm, nước hay các chất hoá học thông thường.
- Lớp màng oxit này còn đóng vai trò như một lớp áo giáp, giúp ngăn cản không khí và nước tiếp xúc trực tiếp với kim loại nhôm khiến quá trình oxy hoá không thể diễn ra.
Ứng dụng của kim loại nhôm trong các ngành nghề, lĩnh vực
Bên cạnh khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, kim loại nhôm còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: nhẹ, bền, dễ gia công, tạo hình…Do đó, kim loại này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Ngành xây dựng
Nhôm được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng với nhiều công năng khác nhau như:
- Vật liệu xây dựng: Dùng để sản xuất cửa ra vào, cửa sổ, cổng nhà, vách ngăn, mái che…nhờ trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chắc chắn, khả năng cách nhiệt tốt.
- Nội thất: Sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, kệ, tử bếp, tủ bát đĩa, tủ quần áo….nhờ có tính thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh, không bị gỉ sét, đảm bảo độ bền đẹp trong quá trình sử dụng.
- Hệ thống mặt dựng: Tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học…nhôm được dùng để tạo nên hệ thống mặt dựng. Vật liệu này đảm bảo sự bền chắc cho công trình, đồng thời mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, phù hợp với nhiều không gian lắp đặt.
Ngành giao thông vận tải
Trong ngành giao thông vận tải, với tính năng chống oxy hoá tốt, bền, nhẹ, kim loại nhôm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Sản xuất ô tô: Sản xuất, chế tạo các bộ phận của ô tô như vành xe, cản trước sau, nắp ca-pô…
- Sản xuất máy bay: Nhôm là một trong những loại vật liệu chính được sử dụng để sản xuất thân máy bay, cánh máy bay và một số bộ phận cấu trúc khác.
- Sản xuất tàu thuỷ: Với khả năng chống ăn mòn cực tốt, nhôm được dùng để chế tạo các bộ phận của tàu thuỷ như ống khói, các thiết bị trên boong tàu, cấu trức thượng tầng…
Ngành điện tử
Trong ngành điện tử, kim loại nhôm được sử dụng làm:
- Linh kiện điện tử: Nhờ khả năng tản nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ, không bị gỉ sét, nhôm được dùng làm vỏ điện thoại, laptop, máy tính bảng…
- Dây dẫn điện: Làm dây dẫn điện, các thiết bị điện…
Ngành bao bì
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhôm được sử dụng trong ngành bao bì với các sản phẩm. Chẳng hạn như: Lon đựng nước uống, đồ ăn, hộp đựng thực phẩm, giấy bạc… Ngoài ra, nhôm còn được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khác như: sản xuất thiết bị trong ngành hoá chất, chế tạo tên lửa, vệ tinh nhân tạo, sản xuất các dụng cụ thể thao…
Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp đã giải thích rõ, giúp bạn hiểu vì sao nhôm không bị gỉ sét như sắt. Nhờ tính chất đặc biệt của lớp oxit mà kim loại nhôm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trở thành vật liệu không thể thiếu của đời sống hiện đại ngày nay.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP