Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy? Cùng Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, giúp bạn biết cách sử dụng và tái chế đồng hiệu quả.
Tại sao cần biết nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng?
Đồng (Cu) là kim loại có ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người. Biết rõ nhiệt độ nóng chảy của Cu giúp việc sử dụng và tái chế kim loại này được hiệu quả, an toàn. Đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm nội thất, thiết bị gia dụng, vật liệu xây dựng, decor nhà cửa… Với từng mục đích và khu vực sử dụng thì yêu cầu về giới hạn nóng chảy của đồng sẽ khác nhau.
Trong quá trình thu mua và tái chế phế liệu, nếu không hiểu rõ nhiệt độ nóng chảy sẽ khiến quá trình sản xuất tái chế vật dụng không đảm bảo. Đồng sẽ bị hao hụt rất nhiều và mất giá sau khi tái chế. Kết cấu của sản phẩm cũng không bền chặt, độ bền thấp. Việc nhận biết điểm nóng chảy của đồng giúp cho quá trình tái chế phế liệu hiệu quả hơn. Từ đó, hạn chế việc hao hụt một lượng đồng lớn, ảnh hưởng đến thiết bị, lò nung. Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải, chất thải độc hại ra môi trường sống.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu?
Đồng (Cu) sẽ nóng chảy, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng ở nhiệt độ 1084,62 °C, tương đương 1984,32 °F và 1357,77 K. Với đồng thau, nhiệt độ nóng chảy sẽ thấp hơn, dao động từ 900 đến 940 °C, tương đương 1650 đến 1720 °F. So với những kim loại khác, đồng khó tan chảy hơn. Chẳng hạn như nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1761 °F, nhôm là 1218 °F.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng có thể bị thay phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Áp suất
Áp suất tăng khiến giới hạn nóng chảy của đồng tăng. Nguyên nhân là do khi áp suất tăng cao, cấu trúc tinh thể của Cu trở nên chặt chẽ hơn. Từ đó, làm tăng cường sức căng giữa các nguyên tử khiến đồng khó bị nóng chảy.
Phương trình thể hiện mối liên hệ giữa nhiệt độ nóng chảy của Cu và áp suất như sau:
ΔT = K*P
Trong đó:
- ΔT: sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng (K)
- K: hệ số nhiệt độ nóng chảy theo áp suất (K/atm)
- P: áp suất (atm)
Ví dụ: Đồng nguyên chất sẽ nóng chảy ở áp suất 1 atm là 1084,62°C. Nếu tăng áp suất lên 100 atm thì đồng sẽ tăng nhiệt độ nóng chảy lên khoảng 1086,62°C.
Thành phần hợp kim
Đồng khi kết hợp với các kim loại khác sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Phụ thuộc vào chủng loại và tỉ lệ của kim loại trong hợp kim đó. Chẳng hạn như đồng thau là sự kết hợp giữa đồng và kẽm sẽ có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với đồng nguyên chất. Lý do là vì kẽm có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn đồng. Khi kết hợp hai loại này sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hợp kim.
Độ tinh khiết
Đồng có độ tinh khiết càng cao thì nhiệt độ nóng chảy sẽ càng chuẩn và cao hơn so với những loại đồng có độ tinh khiết thấp hơn. Nguyên nhân là do tạp chất có trong đồng có thể làm giảm các liên kết của đồng nguyên chất và khiến kim loại này dễ bị nóng chảy hơn.
Ứng dụng của nhiệt độ nóng chảy trong sản xuất, gia công đồng
Nhiệt độ nóng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, gia công các sản phẩm từ đồng. Bao gồm:
Đúc đồng
Đúc chính là quá trình nung nóng kim loại đến nhiệt độ nóng chảy, sau đó đổ vào khuôn để tạo hình cho sản phẩm. Để đúc đồng thì cần nung kim loại này đến nhiệt độ là 1084,62°C (1984,32°F). Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến đồng không chảy ra hoàn toàn và bị đông cứng trong khuôn. Điều này khiến thành phẩm có hình dạng không như mong muốn. Còn nếu nung đồng ở nhiệt độ cao hơn 1084,62°C sẽ khiến đồng bị bay hơi, gây lãng phí nguyên liệu, giảm chất lượng của sản phẩm.
Gia công đồng
Gia công là quá trình tạo hình, biến những khối đồng thô thành những hình dạng mong muốn. Nhiệt độ nóng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong từng phương pháp gia công đồng, cụ thể như sau:
- Cán: Là quá trình làm giảm độ dày của tấm đồng bằng cách ép tấm kim loại này qua các cặp lô. Nhiệt độ nóng chảy sẽ giúp đồng trở nên mềm và dễ cán hơn.
- Kéo: Là quá trình làm giảm đường kính của sợi dây đồng bằng cách kéo nó qua một lỗ có đường kính nhỏ hơn. Nhiệt độ nóng chảy sẽ khiến đồng mềm và dễ kéo hơn.
- Dát mỏng: Là phương pháp giảm độ dày của tấm đồng bằng cách ép qua 1 cặp lô có khe hở nhỏ. Nhiệt độ nóng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này vì sẽ khiến đồng mềm và dễ dát mỏng hơn.
Có thể thấy, nhiệt độ nóng chảy của đồng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, tái chế và ứng dụng kim loại này. Đây là tính chất vật lý rất quan trọng bạn cần biết để sử dụng các thiết bị, vật dụng làm từ đồng một cách an toàn, hiệu quả.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP