Đồng đỏ và đồng vàng là hai loại hợp kim của đồng thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết phân biệt hai loại vật liệu này. Bài viết này, Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại vật liệu này từ đó lựa chọn được vật liệu phù hợp cho từng ứng dụng.
Đồng đỏ và đồng vàng là gì?
Đồng đỏ và đồng vàng là hai loại hợp kim của đồng. Mặc dù có tên gọi tương tự và cùng có thành phần chính là nguyên tố đồng nhưng hai loại hợp kim này lại có những đặc tính và ứng dụng khác nhau.
Đồng đỏ là gì?
Đồng đỏ hay còn gọi là đồng nguyên chất là một loại kim loại có màu đỏ đặc trưng. Đây là dạng đồng tinh khiết nhất, không pha tạp với các nguyên tố khác. Loại đồng này có độ bền cao, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,...Nhờ hữu nhiều đặc tính ưu việt m các vật liệu làm bằng đồng đỏ có độ bền lên đến hàng trăm năm. Hiện nay, đồng đỏ được ứng dụng để sản xuất những sản phẩm tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao như tượng, đồ trang sức, đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, thiết bị điện...
Đồng vàng là gì?
Đồng vàng hay còn được gọi là đồng thau. Đây là một hợp kim được tạo thành từ sự kết hợp của hai kim loại là đồng và kẽm. Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa đồng và kẽm mà đồng vàng sẽ có những màu sắc và tính chất khác nhau. Thông thường, đồng vàng có màu vàng nhạt, nhưng có thể thay đổi từ vàng đỏ đến vàng bạch tùy thuộc vào tỷ lệ kẽm.
Nhờ sở hữu những đặc tính nổi bật như độ cứng, độ dẻo cao, khả năng chống ăn mòn tốt, dễ dàng gia công, đúc, uốn,...mà đồng vàng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ dùng gia đình như van, vòi nước, khóa cửa, ống dẫn nước, phụ kiện cửa sổ,...
Ưu nhược điểm của đồng đỏ và đồng vàng
Việc lựa chọn đồng đỏ hay đồng vàng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng. Mỗi loại đồng sẽ sở hữu những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, dưới đây là ưu nhược điểm cụ thể của từng loại:
Đồng đỏ
Ưu điểm:
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt: Là một trong những kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất, rất phù hợp cho các ứng dụng trong ngành điện, điện tử.
- Dẻo: Có thể kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng, dễ dàng gia công.
- Chống ăn mòn tốt: Khả năng chịu được tác động của môi trường khá cao.
- Màu sắc đẹp: Màu đỏ đặc trưng, tạo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Đồng đỏ là kim loại nguyên chất, nên giá thành khá cao so với các loại hợp kim khác.
- Độ cứng thấp: So với các hợp kim khác, đồng đỏ có độ cứng thấp hơn, dễ bị biến dạng khi chịu lực tác động mạnh.
Đồng vàng
Ưu điểm:
- Độ cứng: Cao hơn đồng đỏ, giúp sản phẩm bền bỉ hơn.
- Khả năng chống ăn mòn: Chịu được nhiều tác động của môi trường.
- Dễ gia công: Dễ dàng đúc, uốn, hàn.
- Giá thành rẻ: Rẻ hơn đồng đỏ.
Nhược điểm:
- Dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn đồng đỏ: Không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ dẫn điện cao.
- Màu sắc không đa dạng bằng: Màu sắc của đồng vàng phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa đồng và kẽm nên xét về độ đa dạng thì không bằng các hợp kim khác.
Phân biệt đồng đỏ và đồng vàng
Đồng đỏ, đồng vàng là hai loại kim loại thường bị nhầm lẫn với nhau do ngoại hình tương tự và cùng thuộc nhóm đồng. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Thành phần
Đồng đỏ và đồng vàng có đặc tính khác nhau bởi chúng có thành phần khác nhau. Cụ thể:
- Đồng đỏ có thành phần chủ yếu là đồng nguyên chất, tức là gần như chỉ chứa nguyên tố đồng. Nếu có tạp chất thì chỉ chiếm không quá 1%. Vì vậy mà đồng đỏ có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao, đồng thời có màu đỏ đặc trưng và độ dẻo tốt.
- Đồng vàng là một hợp kim của đồng và kẽm. Nhiều trường hợp còn có sự pha trộn của các hợp kim khác như chì, thiếc, niken,...Tỷ lệ giữa đồng và các kim loại khác có thể thay đổi, tạo ra các loại đồng vàng với màu sắc và tính chất khác nhau.
Màu sắc
Màu sắc là một trong những cách đơn giản nhất để phân biệt đồng vàng và đồng đỏ. Đồng đỏ thường có màu đỏ cam, đỏ nâu, có ánh kim sáng bóng do bản chất của đồng đỏ là đồng nguyên chất. Trong khi đó, đồng vàng lại có nhiều màu từ vàng nhạt đến vàng đậm, thậm chí có thể có màu hơi đỏ bởi màu sắc của đồng vàng phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa đồng và kẽm.
Độ cứng, độ dẻo
Dựa vào độ cứng và độ dẻo bạn cũng có thể phân biệt hai loại đồng này một cách nhanh chóng. Xét về độ cứng, đồng đỏ có độ cứng tương đối thấp so với nhiều kim loại khác nên rất dễ uốn, dễ gia công. Trong khi đó, độ cứng của đồng vàng cao hơn đồng đỏ đáng kể nhờ sự có mặt của kẽm. Kẽm làm tăng độ bền và cứng cáp cho hợp kim.
Còn xét về độ dẻo thì đồng đỏ sở hữu độ dẻo rất cao. Đây là một trong những kim loại dẻo nhất. Vì vậy mà đồng đỏ có thể kéo thành sợi rất mảnh hoặc dát mỏng như giấy. Còn đồng vàng có độ dẻo cũng cao nhưng kém hơn đồng đỏ một chút. Tuy nhiên, độ dẻo của đồng vàng vẫn đủ để đáp ứng yêu cầu của nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay.
Tính dẫn điện
Đồng đỏ có khả năng dẫn điện tốt hơn đồng vàng. Đồng đỏ có tính dẫn điện rất cao, chỉ sau bạc. Đây là lý do tại sao đồng đỏ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện, như dây dẫn điện, các linh kiện điện tử. Bởi cấu trúc tinh thể của đồng đỏ đơn giản, các electron tự do di chuyển dễ dàng, tạo điều kiện cho dòng điện chạy qua. Trong khi đó, đồng vàng có tính dẫn điện kém hơn do thành phần có kim loại kẽm làm cản trở sự di chuyển của các electron tự do, dẫn đến giảm khả năng dẫn điện.
Giá thành
Hiện nay, trên thị trường, giá đồng đỏ luôn cao hơn giá đồng vàng bởi đồng đỏ nguyên chất có độ tinh khiết cao hơn, quá trình sản xuất phức tạp hơn, dẫn đến giá thành cao hơn. Trong khi đó, đồng vàng sẽ có giá thành rẻ hơn. Nếu đồng vàng có hàm lượng kẽm càng cao thì giá trị của đồng vàng sẽ càng thấp.
Ứng dụng
Do đồng vàng và đồng đỏ là hai kim loại có thành phần và đặc tính khác nhau nên chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
Đồng đỏ với độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, dễ uốn, dễ gia công, chống ăn mòn tốt được ứng dụng trong:
- Ngành điện: Sản xuất dây điện, cáp điện, các linh kiện điện tử.
- Công nghiệp: Sản xuất ống dẫn, thiết bị trao đổi nhiệt, các bộ phận máy móc.
- Xây dựng: Làm mái nhà, ống dẫn nước, đồ trang trí.
- Đồ gia dụng: Nồi, xoong, các bộ phận của thiết bị điện lạnh.
- Nghệ thuật: Tạc tượng, đồ thủ công mỹ nghệ.
Đồng vàng (hay đồng thau) sở hữu độ cứng cao, chống ăn mòn tốt, màu sắc đẹp, dễ gia công nên được ứng dụng để:
- Công nghiệp: Sản xuất van vòi, khóa cửa, các bộ phận máy móc, linh kiện ô tô.
- Xây dựng: Làm tay nắm cửa, đồ trang trí nội thất.
- Đồ gia dụng: Các bộ phận của thiết bị vệ sinh, đồ dùng nhà bếp.
- Nghệ thuật: Tạc tượng, đồ trang sức, chế tác tượng đồng, lư đồng,…
- Sản xuất tiền xu: Nhiều loại tiền xu được làm từ đồng vàng.
Đồng đỏ và đồng vàng loại nào tốt hơn?
Dựa trên những đặc điểm phân biệt hai loại đồng này phía trên bạn có thể thấy đồng đỏ là vật liệu tốt hơn và có giá trị kinh tế cao hơn. Bởi đây đồng đỏ có tính dẫn điện rất cao, chỉ sau bạc, độ dẻo rất cao, dễ uốn, dễ gia công, khả năng chống ăn mòn tốt…Điều này khiến đồng đỏ trở thành vật liệu lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong cuộc sống hơn so với đồng vàng. Tuy nhiên, để lựa chọn sử dụng đồng đỏ hay đồng vàng, bạn cần xem xét ngân sách, ứng dụng thực tế,… để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đồng đỏ và đồng vàng mà Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp gửi đến bạn. Hy vọng giúp bạn hiểu hơn về hai loại đồng này để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đang có phế liệu đồng hay bất kỳ loại phế liệu nào cần thanh lý, hãy liên hệ ngay với Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp qua hotline 0907 824 888 - 0988 922 622.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP