Sắt và thép có giống nhau không? Phân biệt sắt và thép

Sắt - thép là hai loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề lĩnh vực từ xây dựng, công nghiệp, chế tạo sản xuất đến đời sống hàng ngày. Cùng Phế Liệu Hoàng Ngọc Diệp phân biệt sắt và thép để ứng dụng phù hợp với từng nhu cầu và mục đích sử dụng.

Mục lục

Sắt và thép có giống nhau không?

phân biệt sắt và thép

sắt và thép có giống nhau không

Sắt (Ferrum) có kí hiệu hoá học là Fe, là kim loại tự nhiên, số hiệu nguyên tử 26. Kim loại này có đặc tính ưu việt là độ cứng tốt nhưng lại dễ dàng uốn dẻo, tạo hình. Chính vì vậy, sắt được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.

Thép là hợp kim, không phải là kim loại tự nhiên, được hình thành từ quá trình nung nóng sắt và cacbon (0,02% đến 2,14%) với một số nguyên tố hoá học khác. Chẳng hạn như: Cu, S, Mg, Cr, Si, Mg…Hiện nay trên thế giới có khoảng 3.000 loại thép khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của con người. Hàm lượng các nguyên tố trong thép được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu về độ cứng, tính đàn hồi, khả năng oxy hoá…

Như vậy, sắt và thép hoàn toàn không giống nhau và được ứng dụng vào từng nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau. Để thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa sắt và thép, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích ở những phần tiếp theo.

Sự khác nhau giữa sắt và thép qua những đặc điểm, tính chất

cách phân biệt sắt và thép

sắt và thép cái nào cứng hơn

Không chỉ có sự khác nhau về nguồn gốc hình thành, hai loại vật liệu này còn khác nhau cả về tính chất lẫn ứng dụng. Sắt và thép cái nào cứng hơn, sắt và thép cái nào nặng hơn, chúng khác nhau như thế nào…là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng phân biệt sắt và thép qua những đặc tính cụ thể dưới đây:

Đặc điểm, tính chất Sắt  Thép
Cấu tạo Sắt cấu tạo từ kim loại, được tìm thấy nhiều ở vỏ Trái Đất dưới dạng các mỏ quặng sắt. Thép là hợp kim, tuỳ vào tỷ lệ của các kim loại mà sẽ tạo ra các loại thép khác nhau.
Màu sắc Màu xám bạc bóng. Nếu sắt tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm có thể bị oxy hoá chuyển thành màu nâu đỏ. Màu bạc, tuỳ vào nồng độ của các chất mà màu bạc có thể đậm hoặc nhạt. Ngoài ra, bề mặt của thép có thể được phun sơn hoặc mạ kẽm để chống oxy nên sẽ có màu sắc khác so với ban đầu.
Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1538 độ C, tương đương 2800 độ F. Nhiệt độ nóng chảy của thép thấp hơn săn là 1370 độ C, tương đương 2500 độ F.
Trọng lượng Sắt nặng hơn thép Thép nhẹ hơn sắt nên đang dần được thay thế trong các ngành xây dựng, công nghiệp.
Độ cứng Độ cứng của sắt khá tốt nhưng không bằng thép, đồng thời theo thời gian thép dễ bị biến dạng, cong vênh hơn so với thép. Thép có độ cứng tốt, ít bị cong vênh, biến dạng khi chịu tác động mạnh của ngoại lực.
Khả năng chống oxy hoá Sắt có khả năng chống oxy hoá kém hơn, dễ bị ăn mòn, đặc biệt là trong môi trường không khí ẩm, có axit, môi trường nước biển… Thép có khả năng chống ăn mòn tốt hơn gấp 200 lần sắt. Đặc biệt các loại thép mạ kẽm có khả năng chống oxy hoá, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, cho độ bền cao, tuổi thọ lâu dài.
Khả năng tái chế Có thể tái chế để tạo ra những sản phẩm mới, có tính bền vững cao. Tuy nhiên, quá trình tái chế sẽ tốn nhiều nguyên, nhiên liệu hơn so với thép. Có thể tái chế tạo ra sản phẩm với với những đặc tính về vật lý, hoá học như ban đầu.
Giá thành Giá thành đắt hơn thép Giá thành rẻ hơn so với sắt

Ứng dụng của sắt và thép

sắt và thép cái nào nặng hơn

sự khác nhau giữa sắt và thép

Nếu xét về mức độ phổ biến thì sắt và hợp kim của sắt được sử dụng rất rộng rãi, chiến đến 95% tổng sản lượng kim loại được dùng trong các ngành công nghiệp. Sắt sở hữu tính bền vững và độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, độ dẻo linh hoạt nên rất phù hợp với các dây chuyền máy móc sản xuất. Đồng thời, kim loại này cũng được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề gia công, tạo hình, đúc vật liệu, đồ vật trang trí, xây dựng cầu đường…

Trong khí đó, thép cũng rất được ưa chuộng bởi độ bền cao, khả năng chống oxy hoá tốt. Hợp kim này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề, lĩnh vực như: sản xuất đồ dùng nhà bếp, vật tư y tế, xây dựng công trình, gia công cơ khí, sản xuất chế tạo máy, giao thông vận tải, trang trí nội thất…

Phân biệt sắt và thép qua các đặc điểm, tính chất giúp bạn để biết cách sử dụng hai loại vật liệu này một cách hiệu quả, phù hợp nhất. Nếu bạn đang có nguồn phế liệu từ sắt, thép không dùng đến có thể liên hệ với Phế liệu Hoàng Ngọc Diệp để được mua với giá tốt. Chúng tôi là đơn vị chuyên thu mua phế liệu uy tín trên toàn quốc, hỗ trợ thu gom, bốc xếp tận nơi, định giá chính xác, mang đến cho khách hàng những lợi ích thiết thực nhất.

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NGỌC DIỆP

Địa chỉ: 20/9/16/1, Kp 2, Phường Hố Nai, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0907 824 888 - 0963 799 813 - 0988 922 622 - 0975 739 996
Website: https://hoangngocdiep.vn/
E-mail: phelieuhoangngocdiep@gmail.com
Cập nhật lần cuối 28/09/2024 bởi Phạm Thị Thanh Hoàng trong Kiến thức kim loại vào 28/09/2024
Phạm Thị Thanh Hoàng
Phạm Thị Thanh Hoàng

Giám đốc - Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Ngọc Diệp

Là Giám đốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Ngọc Diệp chuyên thu mua các loại phế liệu trên cả nước, với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ thu mua phế liệu uy tín, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi điện